Các đặc điểm RMS_Titanic

Xưởng đóng tàu Harland and Wolff

Titanic sẵn sàng hạ thủy.

Titanic là một chiếc tàu biển chở khách của Công ty White Star Line được đóng tại xưởng đóng tàu Harland and WolffBelfast và được thiết kế để cạnh tranh với những chiếc tàu sang trọng và có tốc độ nhanh LusitaniaMauretania của Công ty Cunard Line đối thủ trên Đại Tây Dương. Titanic và những chiếc tàu chị em với mình Olympic cùng Gigantic[1], đều thuộc lớp Olympic và được dự định trở thành những chiếc tàu lớn nhất, sang trọng nhất từng hoạt động. (Cái tên Gigantic theo kế hoạch đã được đổi thành Britannic sau thảm hoạ.) Titanic được chủ tịch của Harland and Wolff Lord Pirrie, lãnh đạo phòng thiết kế của Harland and Wolff Thomas Andrews và quản lý Alexander Carlisle thiết kế, các kế hoạch thường xuyên được gửi tới giám đốc quản lý của White Star Line J. Bruce Ismay để lấy ý kiến và sự đồng thuận. Việc đóng tàu Titanic, được J.P. MorganInternational Mercantile Marine Co. của ông hỗ trợ vốn bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 1909. Titanic No. 401 được hạ thủy hai năm hai tháng sau ngày 31 tháng 5 năm 1911. Việc lắp đặt trang bị cho tàu Titanic hoàn thành vào ngày 31 tháng 3 năm sau.

Titanic dài 882 feet 9 inches (269 m) và rộng 92 feet 6 inches (28 m) ở sườn ngang (dài hơn 6 inches so với chiếc tàu chị em là RMS Olympic). Tổng lượng chất tải đăng ký là 46.328 tấn, và chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 60 feet (18 m). Nó có hai động cơ hơi nước ngược pít tông bốn xi lanh và một tuốc bin Parsons. Những động cơ này làm quay ba chân vịt. Có 25 nồi hơi hai đầu và bốn cái một đầu kiểu Scotch được đun nóng bởi 159 đốt than khiến nó có thể đạt tới tốc độ tối đa 23 knot (43 km/g). Chỉ ba trong số bốn chiếc ống khói cao 63 foot (19 m) của nó hoạt động; chiếc thứ tư được dùng thông gió, và được thêm vào để con tàu có hình dáng ấn tượng hơn. Titanic có thể chở tổng cộng 3.547 người gồm cả thủy thủ đoàn, và bởi vì nó có chở thư, tên của nó được thêm tiền tố RMS (Royal Mail Steamer) cũng như SS (Steam Ship).

Titanic được coi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải và là một tiến bộ công nghệ, và được tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là "không thể chìm".[2]

Titanic có vỏ hai lớp, chứa 44 bể nước dùng cho nồi hơn và đồ dằn để giữ nó cân bằng trên biển[3] (những chiếc tàu sau này cũng có vỏ hai lớp). Titanic có số thuyền cứu sinh lớn hơn tiêu chuẩn, tổng số 20 chiếc (dù vẫn chưa đủ cho toàn bộ hành khách), và những nhà thiết kế đã thảo luận về việc lắp đặt thêm số thuyền cứu sinh, phụ thuộc vào các vấn đề về chi phí. Titanic được chia thành 16 khoang với cửa ngăn, đóng mở bằng các then cửa điện từ và hoạt động với động tác tắt bật đơn giản từ đài chỉ huy của thuyền trưởng. Tuy nhiên, tính kín nước của cửa ngăn không đạt tới toàn bộ chiều cao của boong, mà chỉ tới boong hạng hai (E-Deck). Titanic vẫn nổi khi bốn khoang bất kỳ ngập nước, hay mười một trong số mười bốn khu thuộc ba khoang ngập nước, hay bốn khoang đầu/cuối ngập nước, ngoài ra nó sẽ chìm.

Sự xa hoa tột bậc

Cầu thang lớn ở khoang hạng nhất trên TitanicNhà hàng A La Carte trên tàu

Ở thời đó, Titanic là chiếc tàu xa hoa và lộng lẫy nhất. Nó có một bể bơi trên boong, một phòng tập thể dục, một nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, một thư viện, và một sân squash.[4] Các phòng hạng nhất thông thường được ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng khác. Hơn nữa, quán Café Parisienne cung cấp những món ăn tuyệt vời cho khách hạng nhất với một hàng hiên ngập nắng cùng những trang trí tinh xảo.[5]

Trang bị tại các phòng hạng hai và hạng ba có lẽ cũng được xếp hàng sang trọng so với những phòng đồng hạng trên các con tàu khác thời ấy. Titanic có ba thang máy dành riêng cho những khách hạng nhất và một sự cải tiến khác, thêm một thang dành cho khách hạng hai.

Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu chắc chắn là cầu thang khu vực hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi và có lan can mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh sáng trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn treo một chiếc đồng hồ với những chữ số biểu tượng theo Honour and Glory crowning Time. Một cầu thang tương tự nhưng ít được trang trí hơn nằm giữa ống khói thứ ba và thứ tư.

6 tháng 3 1912: Titanic (bên phải) đang được di chuyển ra khỏi cảng cạn để người chị em của nó, tàu Olympic (bên trái), được kéo vào thay thế chân vịt đã mất.

So sánh với chiếc Olympic

Titanic hầu như giống hệt với chiếc Olympic trước đó và chỉ có một chút khác biệt — một số khác biệt này đã được Bruce Ismay chỉ ra dựa trên những quan sát của ông với chiếc Olympic. Hai trong số những khác biệt đáng chú ý nhất là nửa phần đường đi dạo phía trước của chiếc Titanic trên boong hạng nhất (A-Deck) (dưới boong đặt thuyền cứu sinh) đã được bao kín cách biệt với thời tiết bên ngoài, và hình dạng boong hạng hai của nó hoàn toàn khác so với chiếc Olympic. Titanic có một nhà hàng đặc sản tên gọi Café Parisienne, một đặc điểm mãi tới năm 1913 chiếc Olympic mới có. Một số thiếu sót trên chiếc Olympic, như tiếng kẽo kẹt của khớp nối co giãn phía đuôi, đã được chỉnh sửa trên chiếc Titanic. Những khác biệt khác, như ánh sáng tự nhiên vào boong hạng nhất có hình tròn trong khi ở chiếc Olympic có hình oval. Phòng lái chiếc Titanic hẹp và dài hơn trên chiếc Olympic.[6] Những khác biệt này, và một số thay đổi khác khiến chiếc Titanic lớn hơn chiếc Olympic 1.004 tấn.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RMS_Titanic //nla.gov.au/anbd.aut-an52369553 http://www.cuug.ab.ca/~branderr/risk_essay/Kline_l... http://www.atlanticliners.com/atlantic_liners_book... http://www.bbc.com/news/uk-northern-ireland-175714... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/597128 http://www.cnn.com/2005/TECH/science/12/05/titanic... http://books.google.com/books?id=_Om2HwAACAAJ&dq=W... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&hl=en&id=6k... http://www.snopes.com/history/titanic/mummy.asp http://www.snopes.com/history/titanic/nopope.asp